5 TIPS ĐỂ BẢO MẬT TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN ONLINE
Các thông tin về giao dịch chứng khoán của bạn tại Techcom Securities luôn được bảo mật an toàn nếu bạn biết cách cảnh giác và chủ động trong việc bảo vệ thông tin của mình.
1. Nhận biết website giả mạo
- Suy nghĩ cẩn thận trước khi bạn nhấp vào liên kết hoặc tệp đính kèm từ email hoặc SMS có nguồn gốc đáng ngờ. Website TCBS: https://www.tcbs.com.vn - Hệ thống TCInvest: https://tcinvest.tcbs.com.vn Liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 232 366 trong trường hợp khẩn cấp
- Luôn đề phòng với các đường link đính kèm trong email, SMS hoặc trên các trang mạng xã hội. Vì có thể những đường link này chính là những cuộc tấn công Phishing. (Phishing là một loại gian lận thường giả danh những công ty lớn để đánh cắp các thông tin nhạy cảm của khách hàng, như tên đăng nhập, mật khẩu hay thông tin về các loại thẻ tín dụng của người dùng.
- Nếu bạn muốn truy cập vào 1 trang web, sẽ an toàn hơn nếu bạn trực tiếp gõ tên web trên thanh địa chỉ của trình duyệt thay vì nhấp vào link trong email hoặc từ trang web khác. Để truy cập vào website của TCBS, hãy chắc chắn bạn đã nhập địa chỉ như sau https://www.tcbs.com.vn.
- Khi yêu cầu hỗ trợ từ TCBS, hãy đảm bảo bạn đang liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 1900 232 366 hoặc trên các phương tiện truyền thông xã hội chính thức.
- Một số cách để nhận diện một email lừa đảo:
- Kiểm tra địa chỉ người gửi: Khi nhận email, hãy kiểm tra kỹ địa chỉ của người gửi có hợp pháp không. Nếu đuôi email không phải tên miền của công ty đáng tin cậy, hãy lập tức xóa email ngay.
- Email không đề cập người nhận cụ thể: Hãy chắc chắn rằng email này được gửi cho bạn, theo đúng tên bạn đã đăng ký.
- Kiểm tra lỗi chính tả: Email có lỗi chính tả và ngữ pháp kém thường là những cuộc tấn công lừa đảo.
- Cẩn thận với email mang tính thúc ép: Không bao giờ trả lời email lạ yêu cầu thông tin cá nhân hay sử dụng các cụm từ giật gân như “KHẨN CẤP”, “NGAY LẬP TỨC”, “THÔNG BÁO CUỐI CÙNG”.
2. Cảnh giác tin nhắn giao dịch trực tuyến
- Kiểm tra, rà soát kỹ các thông tin về giao dịch trong thông báo SMS hoặc email được gửi đến. Không cung cấp mã OTP hoặc Token nếu các thông tin trong SMS và email thông báo không khớp với giao dịch bạn đã thực hiện.
- Kiểm tra lịch sử giao dịch của bạn thường xuyên để dễ dàng nhận biết các giao dịch bất thường. Nếu bạn thấy các giao dịch không xác định xuất hiện trên tài khoản của mình, liên hệ ngay với TCBS qua hotline 1900 232 366 để kiểm tra.
- Khi truy cập hệ thống TCInvest, không bao giờ để phiên giao dịch của bạn không được giám sát và đăng xuất ngay sau khi sử dụng trên máy tính.
- Không cung cấp mã OTP hoặc Token nếu các thông tin trong SMS và email thông báo không khớp với giao dịch bạn đã thực hiện.
- Kiểm tra, rà soát kỹ các thông tin về giao dịch trong thông báo SMS hoặc email được gửi đến.
- Không cung cấp thông tin cá nhân qua các tin nhắn SMS hoặc số lạ gọi đến. Các công ty hợp pháp sẽ không bao giờ yêu cầu thông tin qua tin nhắn văn bản.
- Đối với những tin nhắn đề nghị ưu đãi hấp dẫn đến đáng ngờ, hãy bỏ qua chúng. Nếu có thể, hãy chặn số liên lạc đó để nó không có cơ hội làm phiền bạn lần nữa.
3. Bảo mật thông tin cá nhân
- Không tiết lộ ID người dùng, mã PIN và OTP cho bất cứ ai. Nhân viên của TCBS sẽ không bao giờ yêu cầu bạn làm điều này.
- Không cung cấp chi tiết tài khoản của bạn (như mật khẩu và mã PIN) cho các ứng dụng tổng hợp tài chính của bên thứ ba vì các ứng dụng này có thể không an toàn.
- Tránh đăng ký bằng Sinh trắc học như nhận dạng khuôn mặt và dấu vân tay của người khác trên thiết bị của bạn khi truy cập vào ứng dụng của TCBS.
- Tạo mật khẩu mạnh, khó đoán và chứa tổ hợp các chữ cái, số hoặc ký hiệu.
4. Tăng bảo mật thiết bị di động
- Thường xuyên cập nhật thiết bị của bạn với hệ điều hành mới nhất. Cài đặt phần mềm chống vi-rút và tránh can thiệp quá sâu vào hệ thống hay còn gọi là root/jailbreak thiết bị Android/iOS. Làm như vậy sẽ khiến di động của bạn có nguy cơ lỗ hổng bảo mật và dễ bị nhiễm phần mềm độc hại.
- Không cài ứng dụng lạ ngoài nguồn chính thống (CH Play và App Store), hành động này sẽ tạo cơ hội cho virus và vô số mã độc khác xâm nhập vào thiết bị di động của bạn.
- Giảm thiếu tối đa việc đăng nhập các Wi-Fi không mã hóa như ở tiệm café, quán ăn hay trên phố để hạn chế rủi ro thông tin trên thiết bị bạn bị đánh cắp.
- Tăng độ khó mật khẩu, mã PIN. Nếu bạn dùng những mật khẩu hay mã pin quá dễ nhớ như 1234, ngày tháng năm sinh… sẽ giúp kẻ xấu dễ dàng xem trộm và truy cập vào máy.
5. Chọn lọc các thông tin bạn chia sẻ
- Thận trọng với những thông tin cá nhân bạn chia sẻ trên mạng xã hội và tuyệt đối bảo mật thông tin chứng minh thư, địa chỉ nhà, số điện thoại cá nhân và chi tiết tài khoản tại TCBS.
- Để chế độ hồ sơ mạng xã hội của bạn thành riêng tư hoặc sử dụng cài đặt đối tượng tùy chỉnh. Bằng cách này chỉ những người bạn mời mới có thể thấy những gì bạn đăng.
- Tránh chia sẻ thông tin cá nhân như thông tin chứng minh thư, địa chỉ nhà, số điện thoại cá nhân và chi tiết tài khoản tại TCBS nếu không cần thiết.
- Cân nhắc sử dụng tên biệt danh thay vì tên thật của bạn, điều này có thể giúp giảm khả năng bạn bị quấy rối trực tuyến.
- Đối với những khuyến mại, ưu đãi quá hời, hãy thận trọng và cân nhắc trước khi nhấp vào đường link hoặc chia sẻ về trang cá nhân của bạn.