Cảnh báo lừa đảo đánh cắp thông tin thông qua cài đặt ứng dụng giả mạo
Thời gian vừa qua, xuất hiện nhiều các trường hợp bị lừa đảo thông qua cài đặt ứng dụng giả mạo và đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, từ đó chiếm đoạt tài sản của người dân.
Nhằm giúp nâng cao cảnh giác và chủ động phòng tránh rủi ro, Techcom Securities khuyến cáo Quý khách hàng cẩn trọng với các thủ đoạn lừa đảo như sau:
KỊCH BẢN LỪA ĐẢO
1. Giả mạo SMS/ cuộc gọi/ email từ cơ quan nhà nước/ ngân hàng/ nhà mạng viễn thông tiếp cận người dân và gửi các đường link/ QR code dẫn dụ đến ứng dụng lừa đảo mạo danh thương hiệu của cơ quan nhà nước (như Tổng cục thuế, Bộ công an…) hoặc ứng dụng giả mạo ngân hàng/công ty tài chính/nhà mạng viễn thông.
Các ứng dụng này khi cài đặt sẽ yêu cầu người dùng cấp quyền truy cập thiết bị và có khả năng thu thập thông tin mã xác thực gửi đến thiết bị như mã OTP…cũng như chiếm quyền điều khiển thiết bị để truy cập ứng dụng ngân hàng.
2. Các phần mềm/ ứng dụng giả mạo có chứa mã độc được phát tán qua các tin quảng cáo, tin giả câu like, câu view gửi qua SMS/ email/ mạng xã hội tới người dùng khiến họ mất cảnh giác khi truy cập, dẫn đến bị lộ thông tin và mất quyền truy cập tài khoản.
CÁC KÊNH TIẾP CẬN
1. Kênh viễn thông: SMS, hotline, email…
2. Mạng xã hội: Facebook, Zalo, Viber, Telegram…
Một số dấu hiệu nhận biết thiết bị di động có thể bị nhiễm mã độc
1. Thiết bị chạy chậm, tốc độ phản hồi ứng dụng lâu hơn bình thường, |
2. Dữ liệu di động (3G/ 4G/ 5G) bị tiêu hao nhanh chóng |
3. Thiết bị nóng lên bất thường và nhanh hết pin dù không mở nhiều ứng dụng, |
4. Dấu hiệu bị mất thông báo đặc biệt là tin nhắn và cuộc gọi |
Hành vi kẻ gian có thể thực hiện khi thiết bị di động bị nhiễm mã độc
1. Chiếm quyền truy cập, sử dụng cuộc gọi, danh bạ, hình ảnh, tin nhắn, microphone, camera,... |
2. Thực hiện hành vi tương tác trên màn hình mà không cần tác động từ người chủ sở hữu thiết bị |
3. Đánh cắp dữ liệu như thông tin đăng nhập, truy vấn thông tin tài khoản ngân hàng, chứng khoán, thực hiện từ xa các giao dịch chuyển tiền, giao dịch chứng khoán |
4. Làm ẩn các tin nhắn xác thực mã OTP, chuyển tiền để nạn nhân không hay biết |
Để PHÒNG TRÁNH, TCBS khuyến nghị quý khách
Nên làm | Không nên làm |
---|---|
|
|
Bên cạnh các hướng dẫn phòng tránh tổn thất xảy ra và bảo vê bản thân khỏi các hình thức lừa đảo trên, Techcom Securities xin khuyến cáo khách hàng theo một số Tips để bảo mật tài khoản chứng khoán online.
Nếu nghi ngờ thiết bị đã bị nhiễm mã độc hoặc can thiệp của bên thứ 3, Quý khách vui lòng:
- Sử dụng tính năng Tạm Khóa Tài Khoản Chứng Khoán Online trên màn hình truy cập/trong mục Bảo mật của TCInvest hoặc sử dụng số điện thoại đã đăng ký với TCBS gọi lên nhánh 7 hotline 1900.23.23.66.
- Ngắt kết nối Wifi/ Dữ liệu di động (3G/4G/5G) trên thiết bị.
- Chủ động cài đặt hoặc đến cửa hàng dịch vụ điện thoại uy tín để cài đặt lại toàn bộ điện thoại về chế độ factory mode.
- Thông tin tới Techcom Securities qua các kênh sau để được hỗ trợ ngay lập tức:
- [Kênh ưu tiên và nhanh nhất] Chat ngay với chúng tôi qua Facebook Techcom Securities hoặc Zalo Techcom Securities, gõ chữ “Gặp chuyên viên tư vấn”.
- Liên hệ qua Hotline: 1900 232 366.
- Gửi thư tới: [email protected].
Trong trường hợp Khách hàng đã là nạn nhân của thủ đoạn lừa đảo:
- Trình báo tới Cơ quan Công an nơi gần nhất.
- Hoặc thực hiện theo “Hướng dẫn tố giác tội phạm” của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an (địa chỉ https://bocongan.gov.vn).